9 tác hại khôn lường của bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới, có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Điều đáng nói là hầu hết chúng ta đều không thể tự nhận ra mình bị trầm cảm hoặc khó trong việc thừa nhận mình bị như vậy. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh những nguy hiểm và dấu hiệu của bệnh trầm cảm để giúp bạn nhận biết sớm sự xuất hiện của bệnh lý này.

Trầm cảm và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra

  • Thế nào là trầm cảm?

Trầm cảm là thuật ngữ dùng để chỉ chứng rối loạn tâm trạng gây nên cảm giác mất hứng thú và buồn một cách dai dẳng, kéo dài. Vì thế, họ khó có thể vui vẻ với công việc hay những người xung quanh, thậm chí họ còn có ý định tự sát.

Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng gây nên cảm giác mất hứng thú và buồn một cách dai dẳng, kéo dài
  • Hậu quả do trầm cảm gây ra là gì?

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người bệnh:

1. Tập trung tinh thần kém

Do bị trầm cảm nên khả năng tập trung của người bệnh bị suy giảm từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Người bệnh thường dễ quên, khó tập trung, thậm chí còn mất trí tuệ hoặc tăng nguy cơ mắc Alzheimer từ giai đoạn sớm.

Ghi nhớ 3 điều này nếu bạn nghĩ bản thân mình vô dụng!

2. Mất ngủ và đau đầu

Có tới 50% người bị trầm cảm khi gặp bác sĩ thường nói rằng họ cảm thấy đau nửa đầu dữ dội và tình trạng này kéo dài khiến cho giấc ngủ đến với họ rất khó khăn.

Trầm cảm khiến khó ngủ, mất ngủ và đau đầu
Trầm cảm khiến khó ngủ, mất ngủ và đau đầu

3. Tiểu đường

Người bị trầm cảm có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 nếu đã có tiền sử với bệnh lý này từ trước đó. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bệnh trầm cảm làm thay đổi thói quen ăn uống của họ, khiến họ ăn ngọt nhiều hơn, khó kiểm soát được khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Mặt khác, vì cảm xúc của họ luôn ở trạng thái tiêu cực nên họ có xu hướng ăn nhiều để giải tỏa.

4. Ham muốn tình dục suy giảm

Nam giới mắc bệnh lý này dễ bị yếu sinh lý, rối loạn chức năng cương dương; phụ nữ dễ bị khô âm đạo nên đau rát khi quan hệ. Vì thế, trầm cảm kéo dài khiến người bệnh suy giảm ham muốn tình dục từ đó hạnh phúc gia đình rất dễ bị đe dọa.

Trầm cảm làm suy giảm ham muốn tình dục
Trầm cảm kéo dài khiến người bệnh suy giảm ham muốn tình dục từ đó hạnh phúc gia đình rất dễ bị đe dọa

5. Lạm dụng chất gây nghiện

Người trầm cảm rất dễ bị kích thích bởi chất gây nghiện như thuốc lá, bia, rượu và có khi là ma túy nữa. Đây là những chất khiến tinh thần của họ trở nên hưng phấn, thoải mái vì thế họ dễ lạm dụng. Sử dụng những chất này sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và nó cũng có xu hướng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

5 câu chuyện chứa đạo lý thâm sâu giúp bạn vượt qua nghịch cảnh

6. Quan hệ xã hội bị thu hẹp

Người bị trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại, thích ở những nơi tối tăm và ở một mình. Điều này khiến cho bản thân họ tự cô lập mình và tự làm đổ vỡ những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh.

Người bị trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại, thích ở những nơi tối tăm và ở một mình
Người bị trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại, thích ở những nơi tối tăm và ở một mình

7. Bệnh tim

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tim và trầm cảm có sự liên kết với nhau. Bệnh trầm cảm có xu hướng làm trầm trọng hơn bệnh tim. Điều này được giải thích bởi sự chán nản do trầm cảm khiến cơ tim bị thiếu oxy nên dễ co thắt gây đau đớn, viêm cơ tim. Nặng hơn nữa, nó còn gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

8. Ung thư

Bệnh trầm cảm có khả năng tác động tới hệ thống miễn dịch và làm bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy khối u ở những người ung thư mắc trầm cảm có xu hướng phát triển rất nhanh.

Bệnh trầm cảm làm bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng hơn
Bệnh trầm cảm có khả năng tác động tới hệ thống miễn dịch và làm bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng hơn

9. Xu hướng tự làm hại

Ở mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bị trầm cảm có xu hướng muốn tự làm hại mình và người khác vì suy nghĩ tiêu cực trong họ có chiều hướng gia tăng. Chính cảm xúc tiêu cực ấy thôi thúc họ tự gây thương tích, làm đau mình hoặc thậm chí còn muốn tự sát để kết thúc tất cả và giải thoát cho mình.

Dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của bệnh trầm cảm

1. Rối loạn vận động

Khi bị trầm cảm người bệnh thường vận động chậm chạp hoặc dễ bị kích động, nói kém (giọng nhỏ, ít nói, nội dung lời nói nghèo nàn, câm). Người bệnh có thể nằm lì cả ngày trên giường mà không hoạt động hoặc đi lại liên tục và vận động nhiều nhưng không có mục đích.

Người bệnh có thể nằm lì cả ngày trên giường mà không hoạt động
Người bệnh có thể nằm lì cả ngày trên giường mà không hoạt động

2. Thay đổi cân nặng

Do không có cảm giác ngon miệng nên người bị trầm cảm thường trong tư thế bị ép buộc phải ăn, họ ăn ít hoặc thậm chí còn nhịn ăn. Đây cũng là lý do khiến họ dễ bị sút cân. Cũng có một số ít trường hợp bị trầm cảm nhưng tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn nên dễ bị béo phì.

3. Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ

Dễ gặp nhất ở người bị trầm cảm là tình trạng mất ngủ giữa hoặc cuối giấc. Họ trằn trọc mãi không ngủ được nên cảm thấy đêm dài hơn, khó chịu, căng thẳng. Trường hợp ngủ quá nhiều cũng có nhưng ít gặp, những người này có thể ngủ mỗi ngày 10 – 12 giờ hoặc nhiều hơn.

Người mắc bệnh trầm cảm có thể ngủ mỗi ngày 10 - 12 giờ hoặc nhiều hơn
Người mắc bệnh trầm cảm có thể ngủ mỗi ngày 10 – 12 giờ hoặc nhiều hơn

4. Năng lượng giảm sút

Công việc dù rất nhẹ nhàng với người bình thường nhưng đối với người bị trầm cảm cũng cần một sự tập trung rất lớn vì họ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mà không rõ nguyên nhân.

5. Mất tập trung và suy nghĩ kém

Đây là dấu hiệu rất phổ biến ở người bị trầm cảm. Vì suy nghĩ kém và mất tập trung nên họ mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc hơn mức bình thường, việc đưa ra một quyết định nào đó cũng trở nên khó khăn. Mặt khác, trí nhớ suy giảm nên họ thường quên những gì mình định làm.

Người bị trầm cảm thường mất tập trung và suy nghĩ kém
Người bị trầm cảm thường mất tập trung và suy nghĩ kém

6. Có cảm giác mình vô dụng hoặc mắc tội

Hầu hết người bị bệnh trầm cảm đều cảm thấy mình vô dụng hoặc có tội. Chính vì thế họ nghĩ rằng mình làm gì cũng hỏng, là gánh nặng của gia đình và những người xung quanh. Thậm chí họ còn thấy tội lỗi khi vướng phải một sai lầm dù rất nhỏ. Nếu nghiêm trọng hơn, cảm giác này sẽ sinh ra hoang tưởng, bệnh nhân luôn tự trách mình khi không làm được việc gì đó nên họ từ chối điều trị và tự tử.

7. Muốn chết, tự sát

Ở mức độ nặng, bệnh nhân trầm cảm thường xuyên có ý nghĩ về cái chết hoặc có hành vi tự sát. Họ cho rằng đó là cách tốt nhất để kết thúc mọi khổ đau, để không làm phiền tới những người xung quanh.

Ở mức độ nặng, bệnh nhân trầm cảm thường xuyên có ý nghĩ về cái chết hoặc có hành vi tự sát
Ở mức độ nặng, bệnh nhân trầm cảm thường xuyên có ý nghĩ về cái chết hoặc có hành vi tự sát

Nói chung, trầm cảm là một bệnh lý không thể chủ quan bởi nó có thể gây ra những hệ lụy khôn lường. Nếu nghi ngờ mình đang có dấu hiệu trầm cảm, hãy cố gắng chia sẻ về những gì mình đang trải qua với người thân của mình hoặc tham gia ngay chương trình Năng đoạn kim cương cấp độ 1: Oxygen Money. Khóa học này sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi nguồn gốc của những vấn đề xảy ra xung quanh mình, từ đó bạn sẽ cảm thấy bình an hơn trong tâm trí, sức khỏe được cải thiện.