6 HÀNH ĐỘNG TẠO NGHIỆP XẤU BẠN KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ CÓ HẬU VẬN TỐT ĐẸP

tạo nghiệp xấu
Trong cuộc sống, luôn tồn tại luật Nhân – Quả. Những gì bạn làm hôm nay là căn nguyên cho những sự việc sẽ đến với bạn trong tương lai. Rất nhiều người cho rằng, khi hãm hại người khác hay sát sinh mới tạo ra Nghiệp, mới nhận báo ứng. Thực ra, tất cả những gì ta suy nghĩ hay hành động đều là “hạt” mà chúng ta gieo. Có một số thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể tạo ra những nghiệp xấu mà bạn phải nhận về sau.

NGHIỆP LÀ GÌ?

Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh chi phối, cuốn hút chúng ta làm theo. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định của chúng ta, không ai có thể ban phước giáng họa và định đoạt, sắp đặt, mà chính ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.

Nghiệp là những hành động có chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương xứng trong hiện tại và mai sau. Nghiệp nói cho đủ gọi là nghiệp quả báo ứng được tạo ra từ thân, miệng, ý của chính mình. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến chỉ sớm hay muộn mà thôi. Là con người, chúng ta phải thận trọng trong từng ý nghĩ lời nói, cho đến hành động do mình tạo ra trong từng phút, từng giây… Ta phải thường xuyên xem xét, quán chiếu, soi sáng lại chính mình để không vấp phải lỗi lầm đáng tiếc.

nghiệp

Nghiệp là gì?

Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, và cũng chính chúng ta là chủ nhân chịu thọ quả báo. Chúng ta thừa nhận nghiệp do mình tạo ra, được sinh ra từ nghiệp, và bị nghiệp trói buộc trở lại. Bởi nghiệp là hành động, là thói quen, nên chúng ta có thể thay đổi được, chỉ cần mọi người cố gắng, nỗ lực và kiên trì, bền chí.

Nhiệp cũng có xấu và cũng có tốt, nghiệp cũng có nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp tuy không có hình tướng cụ thể, nhưng nghiệp có khả năng chi phối sai sử làm cho con người khốn khổ và si dại vì nó.

6 HÀNH ĐỘNG TẠO NGHIỆP XẤU BẠN KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ CÓ HẬU VẬN TỐT ĐẸP

Sau đây là 6 hành động xấu phổ biến được người Thầy vĩ đại Geshe Michael Roach nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng về kinh doanh Năng Đoạn Kim Cương. Nếu chế ngự được những thói quen xấu, chúng ta có thể tạo ra những hạt giống tốt, lâu bền và giúp ta đạt được thành công, hạnh phúc ở mọi mặt của cuộc sống.
Sau đây là 6 hành động xấu bạn cần phải bỏ ngay nếu muốn tích lũy hạt tốt:

1. ĐÀM TIẾU, CHIA RẼ

Những lời đàm tiếu, chia rẽ khi nói ra cũng như thuốc độc tưới lên những cái cây xanh tốt bạn đã trồng. Lời nói xấu, bịa đặt có thể gây tổn thương thậm chí làm phá hủy cuộc đời một con người. Vì vậy, cổ nhân đã từng răn dạy phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói để giảm những lời nói không hay tạo nghiệp xấu.
Hãy thường xuyên nói những lời tốt đẹp, giúp mọi người gần gũi nhau hơn, bạn sẽ nhận thấy sẽ có nhiều người yêu thương và quan tâm, giúp đỡ mình.

2. CHƠI XẤU ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Trong kinh doanh, cạnh tranh không có nghĩa là chơi xấu, xuyên tạc. Geshe Michael Roach chia sẻ quy luật cho đi – nhận lại trong Năng Đoạn Kim Cương như sau: nếu bạn muốn có bất kỳ điều gì thì phải giúp đỡ người khác có được chính điều đó. Hầu hết các doanh nghiệp luôn lo lắng mất đi thị phần, cuộc chiến tranh giành khách hàng thường không đem đến sự phát triển, thậm chí còn làm họ tụt dốc nhanh hơn.
tạo nghiệp
Sự cho đi, giúp đỡ một cách vô tư là cách duy nhất để có được sự phát triển bền vững.

3. KHÔNG BAO GIỜ CHO ĐI

Nhiều người trong chúng ta luôn trong tình trạng túng thiếu và chúng ta cũng rất ngại ngần khi phải chia sẻ của cải, sự hào phóng của mình cho ai đó. Cũng chính vì vậy, sự giàu có sẽ không bao giờ gõ cửa nhà bạn, vì bạn chưa bao giờ giúp nó sinh sôi, nảy nở. Một trong những quy luật của thịnh vượng đó chính là sự cho đi. Nếu bạn muốn giàu có, hãy cho đi tiền bạc, nếu muốn hạnh phúc và tình yêu – hãy giúp những người khác có được hạnh phúc và tình yêu…
Đừng bao giờ keo kiệt, vì như vậy là bạn đã tự đánh mất đi sự thịnh vượng, hạnh phúc trong tương lai của chính mình.

4. ĂN CẮP THỜI GIAN CỦA NGƯỜI KHÁC

Người Việt Nam có thói quen “giờ dây thun” – nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một lỗi nhỏ, không ảnh hưởng đến ai. Nhưng trong luật nhân quả, việc “ăn cắp” thời gian của người khác sẽ làm bạn luôn trong tình trạng “thiếu thời gian”, vội vàng, mệt mỏi và bản thân chúng ta sẽ không bao giờ thực hiện suôn sẻ những công việc trong kế hoạch của mình.

5. NÓNG GIẬN

Một trong những hành động làm những hành động tốt của bạn biến mất đó chính là giận giữ. Trong lúc tức giận, mất bình tĩnh, con người thường nói và làm những điều sai lầm, và vô tình làm hình ảnh tốt bạn xây dựng bấy lâu biến mất.
Hãy học cách kiềm chế, bình tĩnh trước mọi việc để không phải hối tiếc với những gì mình làm khi nóng giận.
 
Nóng giận là ngọn lửa thiêu đốt trí tuệ

6. GHEN TỴ

Có nhiều người tài năng, chăm chỉ nhưng mãi vẫn gặp khó khăn trong sự nghiệp, không thể thăng tiến, không được sự ủng hộ của tập thể. Một trong những lý do của việc “dậm chân tại chỗ” ấy có thể vì bạn đã luôn nuôi sự ghen tị, hiềm khích trong lòng. Bạn không vui khi thấy người khác hoàn thành tốt công việc, bạn bực bội khi đồng nghiệp được khen thưởng, thăng chức… bạn chưa từng khen ai đó hay thừa nhận tài năng của họ thì bạn cũng khó lòng vươn xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Nhân quả không chừa một ai, và mỗi hành động hay suy nghĩ xấu sẽ không biến mất mà trở thành số phận – tương lai của bạn. Đó chính là quy luật vận hành của thế giới này. Bạn đã từng làm một việc xấu? Bạn đã từng nghĩ đến những điều không tốt?