STRESS, ÁP LỰC CÔNG VIỆC: BẠN CHỌN CHIẾN ĐẤU HAY BỎ CHẠY?

Cuộc sống ngày càng khó khăn, bận rộn nên chúng ta bị cuốn theo và buộc phải hoàn thành những nghĩa vụ với nó. Áp lực công việc khiến cho bạn rơi vào cảm giác mệt mỏi bế tắc, không lối thoát. Nếu tình trạng áp lực công việc xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cả những người xung quanh. Chính vì vậy trong bài viết này DCI Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về áp lực công việc và cách để vượt qua nó.

Những tác hại của mệt mỏi áp lực công việc

1. Tinh thần giảm sút

Người bị áp lực công việc thường khó tập trung khi làm việc, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu kỉnh, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Biểu hiện nặng thường là hay lo âu, mất hết sự tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, thậm chí lạm dụng rượu hay chất gây nghiện.

Người bị áp lực công việc thường khó tập trung khi làm việc, dễ cáu kỉnh
Người bị áp lực công việc thường khó tập trung khi làm việc, dễ cáu kỉnh

Nếu người bị áp lực không được chữa trị kịp thời thường sẽ có những hậu quả như: trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng. Điều này gây phiền phức rất nhiều cho bản thân người bị và cả những người xung quanh như gia đình, bạn bè…

2. Sức khỏe suy giảm

Sự căng thẳng thường trực khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo khiến bạn làm việc không thể tập trung. Dần dần trở nên khó tập trung hơn, hay đãng trí rồi bị quở trách hoặc làm việc không hiệu quả. Tiếp tục chán nản hơn với công việc và lo lắng liên tục về việc không thể hoàn thành tốt.

Khi bị áp lực hay stress, tim giải phóng hormone cortisol, làm xuất hiện các bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Đây chính là lý do người bị áp lực công việc, người hay mệt mỏi, stress là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Sự căng thẳng thường trực khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo khiến bạn làm việc không thể tập trung
Sự căng thẳng thường trực khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo khiến bạn làm việc không thể tập trung

Chứng bệnh thường gặp nhất của người stress là bị rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày, đau buốt đầu mãn tính đặc biệt mỗi khi có sự khó chịu trong cơ thể hoặc yếu tố ngoại cảnh, đều là những bệnh nguy hiểm.

Xem thêm bài viết: Gửi những người vẫn đang loay hoay tìm mục đích sống cho bản thân

3. Chất lượng công việc đi xuống

Áp lực công việc ảnh hưởng về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy mà chất lượng công việc nhiều khi cũng không được đảm bảo. Người bị áp lực thường tinh thần không được tỉnh táo, khó tập trung khi làm. Khi tinh thần không được thoải mái thì trí óc sẽ không thể hoạt động một cách hiệu quả, vì thế người làm việc dễ mắc phải sai lầm trong công việc.

Người bị áp lực thường tinh thần không được tỉnh táo, khó tập trung khi làm
Người bị áp lực thường tinh thần không được tỉnh táo, khó tập trung khi làm

Thế nên trong công việc nếu nhẹ thì bị sai sót ở mức độ sửa chữa được, nặng thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được.

10 cách vượt qua áp lực công việc hiệu quả

Dưới đây là những cách giúp bạn vượt qua áp lực công việc một cách hiệu quả.

Cách 1: Làm việc có kế hoạch mục tiêu.

Để có thể vượt qua áp lực công việc một cách tốt nhất bạn cần làm việc có kế hoạch. Đưa ra các thứ tự ưu tiên để lựa chọn phương án giải quyết công việc một cách hiệu quả. Dựa trên mục tiêu và tính quan trọng của công việc để đưa ra thứ tự ưu tiên phù hợp.

Để có thể vượt qua áp lực công việc một cách tốt nhất bạn cần làm việc có kế hoạch
Để có thể vượt qua áp lực công việc một cách tốt nhất bạn cần làm việc có kế hoạch

Những công việc có tính ưu tiên cao quan trọng thì giải quyết trước. Hãy tìm cách để loại bỏ những yếu tố gây nhiễu trong công việc để giúp bạn tập trung vào công việc chính. Có như vậy thì bạn mới có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực tới khi tinh thần và sức khỏe của mình.

Cách 2: Đơn giản hóa vấn đề gặp phải.

Có một nghiên cứu cho thấy đa số những vấn đề mà bạn đang gặp phải không thực sự phức tạp như bạn nghĩ. Có nghĩa rằng có rất nhiều thứ bạn cảm giác như đang gây áp lực cho mình nhưng không thực sự nó như vậy. Đôi khi do sự căng thẳng mệt mỏi mà bạn tự suy diễn và tự gây áp lực cho chính mình.

Cách 3: Nâng cao năng lực xử lý.

Mỗi ngày hãy đặt cho mình một mục tiêu công việc lớn hơn hôm trước. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng sống để cải thiện năng lực làm việc tốt hơn. Có như vậy sẽ không có bất kỳ một giờ cả hai giới hạn nào trong công việc mà bạn cảm thấy thực sự khó khăn. Bạn sẽ có cảm giác quen thuộc khi có sự thay đổi, như vậy nó sẽ giúp bạn rất nhiều để không bị áp lực quá lớn trong công việc.

Cách 4: Nâng cao sức khỏe.

Nếu bạn không có một sức khỏe tốt bạn sẽ không có tinh thần và năng lượng để làm việc. Tinh thần không tốt sẽ khiến bạn trở nên cáu gắt khó tiếp thu và stress. Dù công việc bận rộn tới đâu hãy dành ra một chút thời gian để rèn luyện sức khỏe. Chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ cũng là cách để giúp bạn có một sức khỏe tốt.

Dù công việc bận rộn tới đâu hãy dành ra một chút thời gian để rèn luyện sức khỏe
Dù công việc bận rộn tới đâu hãy dành ra một chút thời gian để rèn luyện sức khỏe

Cách 5: Dành thời gian nghỉ ngơi.

Nghỉ ngơi đúng lúc đúng thời điểm sẽ giúp bạn có thêm năng lực xử lý công việc tốt hơn rất nhiều. Một người có khả năng cân đối thời gian tốt là một người sẽ không để hoặc hạn chế thấp nhất việc để công việc ùn ứ.

Cách 6: Thay đổi không gian làm việc.

Hãy tìm kiếm một không gian mà ở đó bạn không bị làm phiền in và tạo cảm hứng cho bạn. Với mỗi người không gian làm việc hoàn hảo sẽ khác nhau. Có những người sẽ cần một không gian yên tĩnh tuyệt đối. Trong khi đó có những người thích không gian lãng mạn nhẹ nhàng.

Cách 7: Tìm kiếm sự hỗ trợ.

Việc tìm kiếm một người hỗ trợ sẽ giúp bạn chia sẻ và giải tỏa áp lực công việc. Những người bạn chọn làm cùng sự cần là những người có năng lực và năng lượng tích cực. Bởi lẽ trong công việc bạn cần một người hỗ trợ, trong cuộc sống bạn cần một chỗ dựa về tinh thần. Nếu trong đội của bạn có một người mà thiếu hai yếu tố này thì họ sẽ kéo bạn đi xuống. Những người có năng lực kém và thiếu năng lượng tích cực sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn so với giải quyết công việc một mình.

Việc tìm kiếm một người hỗ trợ sẽ giúp bạn chia sẻ và giải tỏa áp lực công việc
Việc tìm kiếm một người hỗ trợ sẽ giúp bạn chia sẻ và giải tỏa áp lực công việc

Cách 8: Học cách cân bằng.

Tìm cách để tìm được điểm cân bằng của cuộc sống. Điểm cân bằng là một điểm mà tại đó bạn đạt được những mục tiêu về công việc, sức khỏe, hạnh phúc… Nhưng tất cả các mục tiêu này phải cân bằng và phù hợp với năng lực cũng như như nền tảng của bạn. Điểm cân bằng không phải là một điểm cố định mà nó luôn thay đổi, chúng tôi gọi đó là cân bằng động.

Cách 9: Từ bỏ để giải tỏa áp lực.

Khi bạn đã dùng tất cả những năng lực và kỹ năng để xử lý công việc cũng như giải tỏa áp lực mà không có hiệu quả. Lúc này từ bỏ là một cách giúp bạn bạn có được một cuộc sống tốt hơn. Từ bỏ không phải là yếu đuối từ bỏ là cách để tìm kiếm một cơ hội mới phù hợp hơn với bản thân mình. Tất nhiên việc từ bỏ phải là phương án lựa chọn cuối cùng và khi mọi thứ đã vượt qua khả năng chịu đựng của bạn.

Cách 10: Tham gia khóa học Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 2: Tài năng – Đam mê – Mục đích sống

Đây là chương trình giúp bạn tìm ra mục đích sống, ý nghĩa của cuộc đời để giải đáp cho câu hỏi “tôi sinh ra cuộc đời này để làm gì?”, xác định đích đến cho cuộc đời của bạn. Ngoài ta còn khơi dậy đam mê, sứ mệnh đích thực của bạn trong sự nghiệp thông qua 13 dấu hiệu của đam mê để giúp bạn tìm thấy công việc như ý, làm việc với niềm yêu thích, có ý nghĩa. Từ đó, bạn sẽ sống và làm việc với niềm hạnh phúc, sự khát khao và năng lượng tràn đầy, tâm trí thoải mải, cân bằng, không còn stress và áp lực công việc nữa!

Đăng ký khóa học ngay TẠI ĐÂY!