Bình an trong tâm trí – Giá trị đích thực của cuộc đời

Mặc dù cơ thể chúng ta có thể không biểu hiện những dấu hiệu của stress, trên thực tế một loại hoóc-môn gây căng thẳng tên là cortisol vẫn được sinh ra và gây tác động tiêu cực tới tinh thần cũng như sức khỏe của chúng ta trong thời gian dài. Bởi vậy, việc dành thời gian để giải tỏa những mối bận tâm trong đầu và tạo dựng sự bình an trong tâm trí là vô cùng quan trọng, kể cả khi chúng ta không cảm thấy bản thân đang căng thẳng.

10 gợi ý mang lại sự bình an trong tâm trí

1. Dành thời gian để ngồi thiền

Thiền định có rất nhiều tác động tốt tới trí óc và cơ thể, tuy nhiên lại tương đối khó để tạo được một thói quen như vậy mỗi ngày. Thiền định chẳng những giúp bình an trong tâm hồn mà còn tạo ra hiệu suất làm việc cao hơn. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 10 phút để ngồi thiền, và làm như vậy liên tục trong vòng 1-2 tuần kế tiếp, bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt của nó.

Thiền định chẳng những giúp bình an trong tâm trí mà còn tạo ra hiệu suất làm việc cao hơn
Thiền định chẳng những giúp bình an trong tâm trí mà còn tạo ra hiệu suất làm việc cao hơn

2. Tập trung vào sự biết ơn

Hằng ngày chúng ta đối mặt với hàng tá những khó khăn thử thách, vô tình khiến chúng ta chỉ tập trung tìm kiếm xem cái gì, điều gì đang bị sai sót, thay vì điều gì tốt đang diễn ra. Bạn chỉ cần mỗi ngày viết ra giấy 3 điều khiến bạn cảm thấy biết ơn là đủ để chúng ta giữ được cái nhìn khách quan, sáng suốt trong cuộc sống hằng ngày.

Có phải “giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình”?

3. Chú ý đến những phán xét của bản thân

Chúng ta thường sợ sự phán xét của người khác, trong khi sự chỉ trích gay gắt nhất lại đến từ chính bản thân chúng ta. Không gì khiến tâm trí con người hỗn loạn và căng thẳng bằng sự tự dày vò. Do đó, hãy chú ý tới suy nghĩ của mình và ghi nhận những thời điểm phát sinh khủng hoảng. Việc nhận thức được những suy nghĩ mang tính tự phê bình này là bước quan trọng nhất và đầu tiên để thay thế những suy nghĩ ấy bằng sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.

4. Yêu bản thân để tâm hồn được bình an

Một khi đã ý thức được những thời điểm xuất hiện tâm trạng tự phê bình, chúng ta cần luyện tập cách yêu chính bản thân mình. Điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận và chấp nhận thực tế, không đòi hỏi cao xa, và đối xử với bản thân bằng sự cảm thông tương tự như khi đối xử với bạn bè, đối tác, người quen. Nhờ vậy chúng ta cũng không phải so sánh bản thân mình với một người nào khác nữa.

Hãy đối xử với bản thân bằng sự cảm thông tương tự như khi đối xử với bạn bè, đối tác, người quen
Hãy đối xử với bản thân bằng sự cảm thông tương tự như khi đối xử với bạn bè, đối tác, người quen

5. Tránh xa những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực

Sử dụng mẫu câu “Tôi nhận thấy …” ngay khi thấy có dấu hiệu của suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp chúng ta tránh xa được những ý nghĩ đó. Đồng thời điều này giúp chúng ta bình an trong tâm trí, nhìn nhận được bản chất thực sự của những suy nghĩ tiêu cực: chúng chỉ là tập hợp các ý kiến, chứ không phải sự thật.

5 lợi ích cơ bản của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống

6. Lập thời khóa biểu hàng ngày

Công việc lập thời khóa biểu hàng ngày nghe có vẻ buồn chán, trên thực tế nó giúp đầu óc chúng ta được thư giãn hằng ngày. Khi lập thời khóa biểu, chúng ta ít phải ra quyết định hơn trong ngày. Như vậy trí não sẽ có thể tập trung vào những công việc khó hơn, lớn hơn khác.

Lập thời khóa biểu hàng ngày giúp đầu óc chúng ta được thư giãn hằng ngày.
Lập thời khóa biểu hàng ngày giúp đầu óc chúng ta được thư giãn hằng ngày.

7. Viết nhật ký để bình an trong tâm trí

Viết nhật ký là một cách rất hiệu quả để đưa những suy nghĩ trong đầu ra mặt giấy. Việc viết ra giấy những băn khoăn lo lắng hằng ngày cũng tương tự như khi bạn đi trao đổi với những người bạn vậy. Thông qua việc viết nhật ký, chúng ta cũng có cơ hội để sắp xếp lại suy nghĩ của mình và thể hiện chúng ra một cách an toàn, riêng tư.

8. Lập danh sách việc phải làm

Tương tự việc viết nhật ký, viết những công việc cần làm ra giấy giúp đầu óc được thư thái hơn nhiều. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy có quá nhiều công việc nảy ra trong đầu, khiến bạn mất tập trung vào công việc hiện tại, thì những hệ thống như Getting Things Done có thể giúp người sử dụng tăng năng suất và trở nên bình an trong tâm trí hơn.

Xem thêm: 4 bước gieo hạt giúp bình an trong tâm hồn, thành công trong tâm trí

9. Tập thể dục để tinh thần thoải mái

Chúng ta đều biết tập thể dục giúp tinh thần phấn chấn hơn. Theo báo cáo của Hiệp hội Lo Lắng Và Phiền Muộn Hoa Kỳ (the Anxiety and Depreciatiossion Associations of America), 10 phút tập thể dục có thể giúp cơ thể sản sinh ra endorphins – một dạng chất giảm đau hiệu quả.

Tập thể dục giúp tinh thần phấn chấn hơn
Tập thể dục giúp tinh thần phấn chấn hơn

10. Thử nghiệm

Cuối cùng, cần luôn nhớ rằng mỗi người có một phương pháp khác nhau. Phương thức hữu hiệu đối với người này có thể không phù hợp với người khác. Hãy thử nghiệm với những cách trên và ghi chú lại những khoảng thời gian bạn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái nhất và những việc bạn đang làm vào thời điểm đó.

Đến với Năng đoạn kim cương cấp độ 3: Làm chủ tâm trí, bạn sẽ tìm thấy được sự bình an dù ở trong những xô bồ tất bật của cuộc sống hiện đại và trong bất cứ tình huống hay hoàn cảnh nào. Biết cách “lặn sâu” vào tâm trí mình để đọc những suy nghĩ, cảm xúc thực sự, để đạt được sự yên bình và điềm tĩnh để hưởng trọn những giờ phút của cuộc sống.