LÀM NGƯỜI CHỈ NÊN “KHÔN NGOAN”, CHỨ ĐỪNG “KHÔN LỎI”

Mọi người thường cho rằng nếu như mình có sự khôn khéo một chút thì sẽ dễ sống hơn trong cái xã hội phức tạp này, chính vì quan điểm sai lệch đó mà nhiều người luôn ích kỉ nghĩ ra đủ cách luồn lách để có được lợi ích.

Trong cuộc sống này nếu bạn có trí thông minh thì bạn sẽ có được nhiều người yêu quý trọng vọng và sẽ có được những thành công nhất định trong cuộc sống nhờ sự thông minh của mình. Còn khôn lỏi là luôn tìm những cách sống để làm thế nào mình được lợi nhiều hơn người khác, không cần biết mọi người ra sao chỉ cần mình có được những thuận lợi trước mắt. Chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm này.

1. LÀM NGƯỜI CHỈ NÊN KHÔN NGOAN, CHỨ ĐỪNG KHÔN LỎI

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng từng gặp những người có tính khôn lỏi như thế. Ví dụ khi đi học sẽ có những bạn hay lấy lòng giáo viên bằng sự khéo léo để có được sự yêu quý, sẽ được điểm cao hơn.

Khi đi làm thì lại sẽ có những người hay ỷ lại, nhờ vả người khác làm hộ cái này cái kia cho mình, luôn nghĩ cách luồn lách để cấp trên thấy mình có làm việc nhưng thực chất lại chỉ làm cho có, khi có người ở đó thì làm việc không có ai thì lại làm việc riêng.

Có những người khi thấy bạn bè cũ của mình có chút thành công và có thể sẽ giúp được mình trong công việc gì đó thì lại tiếp cận nhằm nhờ vả để được giúp đỡ dù trước đó cũng chẳng thân gì lắm. Người ta giúp cũng chỉ vì nể vì ngại từ chối, dù biết như thế là không phải nhưng có những người vẫn cố tình làm chỉ vì nó mang lại cái lợi trước mắt cho mình, chỉ cần mình đạt được mục đích thì dù cách nào cũng chẳng quan trọng.

Có thể họ nghĩ rằng mình làm như thế chẳng có gì sai cả, thậm chí họ còn nghĩ như vậy là tốt vì mình có những “cơ hội” vàng, có những may mắn hơn người khác mà không hề nghĩ rằng sự may mắn đó đến từ lòng ích kỉ của chính mình. Những gì họ có được không phải nhờ sự cố gắng thực sự mà là nhờ sự khôn ngoan mà những điều đó chắc chắn không diễn ra mãi được. Những gì không phải của mình thì sẽ mãi mãi không phải của mình, nhất lại là sự cố gắng.

Một điều nữa là chẳng có ai ưa nổi những người ích kỉ, khôn lỏi. Với những người tinh ý một chút, chỉ cần tiếp xúc vài lần họ có thể nhận ra ngay, và chỉ sau vài lần họ sẽ tự động tránh xa bạn, dù bạn vẫn giữ thái độ rất tốt với họ đi nữa thì điều đó chỉ làm họ cảm thấy bạn thật nực cười. Trong cuộc sống này, người ta coi trọng những người đi lên bằng thực lực chứ chẳng ai lại ủng hộ những người ỷ lại, đi lên bằng sự cố gắng của những người khác.

khôn lỏi

Sống càng toan tính, càng thiệt thân

Có thể có nhiều người nghĩ rằng bây giờ nếu không tự tìm cho mình những cách tốt nhất để tồn tại thì sẽ bị thua thiệt, nhưng cách tốt nhất là tự mình đi trên chính đôi chân của mình một cách hiên ngang. Còn việc đi lên bằng sự lọc lõi, khôn ngoan thì sớm muộn thành công cũng sẽ vụt mất.

Nếu như thành công đến từ sự thực dụng, vụ lợi thì nó đương nhiên sẽ không có giá trị bởi họ chẳng mất công học hỏi, lao động, họ không thể biến kinh nghiệm và kiến thức thành thứ của mình, vậy nên nếu trèo quá cao, đến khi sự cố xảy ra sẽ chẳng biết làm thế nào giải quyết.

Người thông minh thật sự họ sẽ tận dụng sự thông minh để học hỏi và đi lên vì sự trải nghiệm và tự mình làm việc sẽ giúp cho họ có thêm những kinh nghiệm quý báu, thành công họ có được là vì họ xứng đáng với nó, nó là của họ và sẽ khó có thể bị cướp mất, thậm chí nếu có thất bại thì họ cũng có thể đứng lên lại một lần nữa.

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, đừng luôn nghĩ về những lợi ích của riêng mình mà lợi dụng người khác,  hãy sống đẹp, hãy nghĩ cho người khác, có thế thì cuộc sống mới tốt đẹp hơn được. Hãy tự làm việc của mình và tự trải nghiệm vì mỗi người cần chịu trách nhiệm với cuộc đời chính mình.

2. SỐNG CÀNG TOAN TÍNH, ĐỜI CÀNG THUA THIỆT

1. Đừng toan tính khôn lỏi, vì làm người, không có ai là ngốc cả

Không phải kẻ khác chẳng biết toan tính thiệt hơn của bạn, họ chỉ không thèm nói mà thôi. Do đó, đừng tưởng ngoài đời ai cũng ngốc, chỉ có mình bạn là khôn. Thực ra, những chiêu trò khôn lỏi vặt vãnh của bạn, họ biết thừa và thầm cười trong lòng với nhau, chứ không ai chỉ ra cho bạn thấy. Đó mới là điều đáng sợ nhất.

Trên đời này, cái gì hỏng thì mình sửa. Sửa một ngày không được thì sửa 10 ngày, 10 ngày chưa được thì sửa 1 năm. Quan trọng là kết quả nhận về xứng đáng với thời gian và công sức của mình bỏ ra. Hôm nay bạn chỉ thay đổi một thói quen nhưng tương lai rất có thể sẽ gặt về một thành tựu lớn.

2. Thà rằng chịu thiệt, còn hơn chiếm món lợi nhỏ

Khổng Tử từng dạy học trò: “Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành.” Làm việc mà cầu mau chóng thì sẽ không thành công, không đạt được mục tiêu. Người ham muốn cái lợi nhỏ thì sẽ không làm thành được sự nghiệp lớn.

khôn lỏi

Làm người khôn lỏi chỉ thiệt thân

Đôi khi bạn gặp phải chuyện mà mang lại lợi ích cho bản thân mình dù chỉ là một ít nhưng cũng đủ làm bạn phân vân. Con người chúng ta không thể tránh khỏi được cám dỗ, chỉ thích hưởng lợi mà không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Thế nhưng, phải hiểu rằng, đôi khi có thiệt mới là phúc, có lợi lại thành họa.

3. Thà thua một cách vinh quang, chứ đừng chỉ luôn thắng mãi

Bạn luôn cố gắng thắng mọi cuộc tranh cãi, nhưng bạn sẽ thua nhiều mối quan hệ. Đó chính là cái giá phải trả nếu bạn quá cố chấp vào chiến thắng.

Trong cuộc sống, thắng và thua có thể trở nên vô nghĩa với rất nhiều điều. Người thông minh luôn biết “đạo trung dung”, buông bỏ và nhường nhịn khi cần thiết để cân bằng mọi mối quan hệ xung quanh.

KHÔN LỎI KHÓ BỀN, CHÂN THÀNH MỚI CHÍNH LÀ SỰ KHÔN NGOAN CAO CẤP NHẤT!