THẤU HIỂU CHÍNH MÌNH – QUAY VỀ BÊN TRONG LÀ BƯỚC ĐẦU TIÊN ĐỂ THÀNH CÔNG

Có hiểu mới có thương. Khi ta chưa hiểu chính ta thì làm sao ta có thể hiểu người khác, càng không thể yêu người khác được!

1. Tầm quan trọng của việc thấu hiểu chính bản thân mình lớn hơn những gì bạn vẫn tưởng

Đã bao giờ giữa dòng đời, bạn chợt dừng lại và tự hỏi: “Tại sao mình thấy mệt mỏi đến vậy?”. “Tại sao những việc này luôn lặp lại với mình”? Bạn cảm thấy bế tắc, thấy cuộc sống giống như một vòng tuần hoàn không lối thoát, và bạn chẳng thể làm gì ngoài việc bị động giơ đầu ra hứng chịu. Ấy là vì, bạn không hiểu được bản thân mình.

Nếu không hiểu được bản thân, bạn sẽ chẳng thế thành công. Thales, nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp cổ từng được đặt câu hỏi: “Khó khăn là gì?”. Đây là câu trả lời của ông: “Là tự thấu hiểu bản thân mình!”.

2. Thế nào là thấu hiểu bản thân?

Đó là khả năng nghĩ về bản thân – điểm mạnh và điểm yếu – và các mối quan hệ xung quanh bạn. Nó rất quan trọng, vì khi mọi vật có cùng một xuất phát điểm, thì chúng ta chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề do hành vi gây ra. Mà hành vi phản chiếu những gì ta nghĩ. Có điều, rất ít người chịu dừng bước và tự vấn về những gì họ nghĩ, cách họ nghĩ và vì sao họ phải nghĩ về những điều như vậy.

3. Bạn hiểu bản thân bạn cỡ nào?

Từ nhỏ tới lớn, bạn luôn nhận thức được những kỳ vọng của xã hội vào bạn. Cha mẹ bạn mong muốn bạn học hành thật giỏi, lớn lên trở thành kỹ sư bác sỹ. Thầy cô giáo cũng thế. Tuy nhiên, khi nhìn lại tất cả, bạn lại thấy mơ hồ không biết liệu đó có phải là việc bản thân bạn mong muốn hay không.

Và nếu bạn không rõ bản thân mình muốn gì thì rất khó cho bạn để có được cuộc sống hạnh phúc. Hiểu được chính mình chính là bước đầu của bất kì việc gì và toàn bộ những thứ khác. Đây chính là điều đầu tiên bạn cần ý thức trước khi xác định được những điều tiếp theo để hoàn thiện bạn, bạn thích công việc như thế nào? bạn có thể làm những gì để có được nó? Bao nhiêu đứa trong đám bạn của bạn mà bạn không thật sự ưa, và có thể những điều bạn có thể tham gia để có thể gặp được những điều mình thích. Cho đến khi bạn thật sự hiểu mình là ai ở mức độ căn bản nhất, bạn sẽ mãi chỉ là người sống trong cuộc sống mà nó được thiết kế là để cho người khác, tất cả yêu cầu thỏa mãn chẳng thể làm bạn cảm thấy tốt hơn, Thế nên dưới đây sẽ là những điều bạn cần làm, dành cho những người chưa bao giờ hiểu “hiểu rõ bản thân” nghĩa là gì. Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem làm thế nào để thấu hiểu bản thân mình hơn.

hiểu mình

Bạn đã thực sự thấu hiểu bản thân?

4. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản thân.

Mọi quyết định bạn đưa ra sẽ trở nên chắc chắn, không mập mờ, cảm tính. Bạn biết điều gì tốt, điều gì không tốt. Từ những quyết định nhỏ nhất cho đến những quyết định ảnh hưởng đến cuộc đời, bạn đều chắc chắn về nó.

Việc hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Bạn biết mình thích làm gì, ghét cái gì. Mọi hành động của bạn đều có mục đích rõ ràng. Bạn sẽ không còn phải rơi vào tình trạng không biết làm gì với cuộc đời mình nữa.

Bạn sẽ kiểm soát bản thân mình tốt hơn. Bạn biết cách tạo động lực cho bản thân để hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Bạn sẽ không còn dễ sa ngã vào những thói hư, tật xấu. Những thói quen tốt của bạn cũng được hình thành. Và càng lúc bạn càng trở nên hoàn thiện hơn.

5. Cách để quay về bên trong – thấu hiểu bản thân

Thấu hiểu bản thân không phải là bẩm sinh. Bạn không thể sinh ra, lớn lên và rồi đơn giản biết bản thân mình là gì. Đó đòi hỏi một quá trình nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ. Sớm hay muộn gì thì bạn cũng sẽ hiểu bản thân mình thôi. Chỉ cần bạn không từ bỏ, tìm hiểu bản thân từng chút một. Cách để hiểu hõ bản thân mình hơn:

1. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỐT LÕI TÍNH CÁ NHÂN CỦA BẠN

Mọi người đều khác nhau, và điều khiến một người hạnh phúc có thể khiến một người khác lo lắng hay mất cảm xúc. Xác định giá trị cá nhân của bạn và sau đó sống với chúng có thể giúp bạn cảm thấy viên mãn hơn và đưa ra những lựa chọn khiến bạn hạnh phúc, thậm chí cả khi chúng không mấy ý nghĩa với người khác.

Đây một danh sách ngắn về các giá trị cá nhân:

Thành tựu/Sự phiêu lưu/Lòng dũng cảm/Sức sáng tạo/Độ tin cậy/Tính quyết đoán

Tình bạn/Sức khỏe/Trung thực/Tính độc lập/Tính thống nhất

Thông minh/Sự quyết đoán/Lòng tốt/Sức học tập/Tình yêu

Sự yên bình/Sự hoàn hảo/Sự an toàn/Tính đơn giản/Sự chân thành

Tính hào phóng/Thành công/Sự hiểu biết/Sự giàu có …

Chuyện này không nhằm tạo ra một danh sách dài thấy ớn về những giá trị cá nhân. Tôi đảm bảo bạn có thể nghĩ đến nhiều thứ khác nữa. Ý tưởng ở đây không phải chuyện chọn một mục từ danh sách, mà để tìm ra chính mình thông qua các trải nghiệm và tính cách của chính bạn, vì vậy, vui lòng dùng những thứ này như các ví dụ về giá trị cá nhân, nhưng đừng hạn chế mình trong đó. Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay nhảy tự do!

hiểu mình

Quay về bên trong, thấu hiểu và tỉnh thức 

Sau khi bạn đã suy nghĩ xong, bạn có thể có nửa tá giá trị, hoặc hàng chục tá. Nếu bạn đang ở trường hợp sau, hãy cố cắt gọn danh sách xuống mức nào đó quản lý được – có thể chừng 10 giá trị có ý nghĩa nhất với bạn. Nếu bạn bị mắc kẹt, cố gắng cho điểm mỗi giá trị và sắp xếp danh sách theo thứ tự. Không ngừng nỗ lực học hỏi

Dám thử dám làm! Bản thân bạn cũng nên có những giá trị cốt lõi như thế. Đó là những nguyên tắc mà bạn phải luôn theo sát và ghi nhớ nằm lòng để góp phần định nghĩa con người của bạn.

Bạn có thể dễ dãi, phóng túng với một số điều trong cuộc sống. Nhưng đối với giá trị cốt lỗi, bạn sẽ không bao giờ thỏa hiệp để phá vỡ nó. Bởi khi đó, bạn sẽ không còn là bạn nữa. Bạn có thể có nhiều giá trị cốt lõi. Những giá trị cốt lõi ấy đa phần sẽ liên quan đến các tiêu chí như giao tiếp, cách bạn sống, khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, khả năng gây ảnh hưởng,…Giá trị cốt lõi của bạn có thể giống với người khác. Nhưng cách mà bạn cam kết với những giá trị đó sẽ tạo nên sự khác biệt. Điều đó làm nên con người bạn. Bạn chính là bạn, không phải là một ai khác.

2. BIẾT ĐƯỢC TÍNH CÁCH CỦA BẢN THÂN

Hiểu được tính cách của bạn là một trong những điều trọng yếu bạn cần biết. Khi bạn nắm được tính cách của mình, bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân những điều phù hợp. Vậy bạn là người có tính cách như thế nào? Hãy trả lời những câu hỏi sau:

Những từ nào mô tả bạn rõ nhất? Vui vẻ, hòa đồng, khép kín, nội tâm,…Bạn thường đóng vai trò gì trong một nhóm bạn? Người ta thường nói gì khi nói về bạn? Và bạn muốn người ta nghĩ về mình là người như thế nào? Những người lần đầu tiếp xúc với bạn có cảm nghĩ gì về bạn?

Những từ nào mô tả bạn rõ nhất? Vui vẻ, hòa đồng, khép kín, nội tâm,…Bạn thường đóng vai trò gì trong một nhóm bạn? Người ta thường nói gì khi nói về bạn? Và bạn muốn người ta nghĩ về mình là người như thế nào?

Những người lần đầu tiếp xúc với bạn có cảm nghĩ gì về bạn? Bên cạnh đó, hãy suy nghĩ về những lần bạn đưa ra một quyết định nào đó. Nó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn? Hãy nhớ về những hành động bạn từng làm trong quá khứ, chúng tác động như thế nào đối với bạn? Tiêu cực hay tích cực?

Mỗi lần như thế bạn có thể làm gì để cải thiện? Bạn là kiểu người thích thử thách hay chọn cuộc sống an nhàn? Một ngày hoàn hảo của bạn sẽ là ngày như thế nào? Bạn hành xử như thế nào với mỗi sự kiện xảy ra xung quanh mình?

Hãy để ý kỹ và ghi chép lại những điều đó nhé.

3. BIẾT ĐƯỢC ƯỚC MƠ CỦA MÌNH LÀ GÌ

Sống mà không có ước mơ cũng giống như xây nhà mà không xây móng vậy. Bên ngoài trông thì có vẻ đẹp đẽ, chắc chắn đấy nhưng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu có tác động. Lựa chọn bạn muốn là một người bạn như thế nào. Khám phá con người của bạn cũng bao gồm hiểu được mong đợi, cảm giác, và hành động của bạn liên quan đến tình bạn. Suy nghĩ về tình bạn trong quá khứ.

Bạn thích trò chuyện với bạn bè mỗi ngày hay rất hiếm khi nói chuyện với nhau? Bạn thường xuyên tổ chức gặp mặt hay bạn chỉ là người được mời? Bạn coi trọng dành thời gian cho bạn bè?

Bạn chia sẻ điều riêng tư về bản thân với bạn bè hay bạn rất thận trọng khi chia sẻ? Bạn nâng đỡ/khuyến khích bạn bè khi họ chán nản? Bạn bỏ hết mọi thứ khi bạn bè cần? Bạn đặt yêu cầu hợp lý dành cho tình bạn?

hiểu mình

Chỉ khi thấu hiểu bản thân, bạn mới thực sự biết ước mơ của mình là gì

Một khi đã hỏi bản thân những câu này, quyết định liệu bạn có hài lòng với kiểu làm bạn của mình hay không. Nếu không, hãy nói chuyện với người bạn thân nhất và xem họ có lời khuyên để bạn có thể làm một người bạn tốt hơn trong thời gian tới. Khi có ước mơ, bạn sẽ thấy được phía trước không còn làm một màu xám xịt nữa. Nó sẽ vẽ ra con đường dẫn bạn vào tương lai. Bạn sẽ ngày ngày bước đi trên con đường ấy cho đến khi nào tới đích. Đừng bao giờ coi thường những giấc mơ. Chính những giấc mơ sẽ giúp bạn biết được mình muốn gì. Và sẽ sẵn sàng phấn đấu cho đến khi ước muốn đó thành sự thật. Ước mơ là một điều đáng để theo đuổi. Hãy tạo cho mình một ước mơ càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt. Khi đó, bạn sẽ hướng tới một điều rõ ràng, chắc chắn chứ không mơ hồ mà lạc lối

4. BIẾT ĐƯỢC NHỮNG THỨ BẠN THÍCH VÀ KHÔNG THÍCH

Bạn thích gì? và bạn không thích gì?

Đó đều là những câu hỏi quan trọng. Khi bạn trả lời được hai câu hỏi đó, bạn đã tiệm cận được trong việc hiểu được bản thân. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được những câu hỏi này. Đơn cử những người bạn của tôi khi được hỏi, sẽ có trường hợp tôi nhận được câu trả lời là: “Tôi cũng không biết nữa.” Để biết được mình thích hay không thích gì, bạn buộc phải trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống, càng nhiều càng tốt. Điều đó cần có thời gian và bạn cần tự mình tìm hiểu. Đừng để người khác quyết định bạn nên thích và không thích gì.

5. BIẾT LẮNG NGHE CƠ THỂ

Cơ thể của bạn bao gồm các vấn đề liên quan đến thể chất. Chúng ta thường hay coi thường cơ thể, chúng ta bạc đãi nó hằng ngày mà không nhận thức được. Bạn thức khuya, hay nhậu nhẹt, lười tập thể dục,… Những thói quen đó đang giết dần cơ thể của bạn. Tuổi trẻ của chúng ta là những tháng ngày non dại. Chúng ta ỷ vào sức trẻ mà không chăm sóc cơ thể mình đúng đắn. Liệu bạn có thật sự hiểu rõ cơ thể của mình? Khả năng của cơ thể con người là vô hạn. Càng luyện tập, bạn sẽ càng thấy được cơ thể mình tồn tại những tiềm năng mà trước đây bạn không có cơ hội biết được.

Ngưng ngược đãi cơ thể của mình đi nhé. Hãy trân trọng nó từng ngày. Rèn luyện cơ thể thường xuyên và lắng nghe nó để biết được nhu cầu của nó như thế nào.

6. TÌM HIỂU SÂU HƠN ĐỂ BIẾT GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA BẠN.

Giá trị là các tiêu chuẩn cơ bản mà bạn thực sự xem trọng, chúng ảnh hưởng đến quyết định, hành vi, thái độ của bạn. Những điều này là niềm tin hay nguyên tắc mà bạn sẽ thay thế hoặc đấu tranh cho: gia đình, sự bình đẳng, công lý, hòa bình, lòng biết ơn, sự tin cậy, sự công bằng, ổn định tài chính, tính chính trực, v.v… Nếu không biết giá trị cốt lõi của mình, bạn sẽ không thể xác minh liệu lựa chọn của bạn có phù hợp với các giá trị đó.

Khám phá giá trị cốt lõi bằng cách: Nghĩ về khoảng thời gian bạn cảm thấy thật sự tự hào? Chuyện gì đã xảy ra? Bạn đã giúp đỡ ai đó? Bạn đạt được mục tiêu? Bạn đấu tranh vì quyền lợi của mình hay của những người khác? Nghĩ về những gì bạn thấy hứng thú nhất trong cộng đồng hay thế giới…

7. XÁC ĐỊNH CUỘC ĐỜI SẼ RA SAO NẾU BẠN KHÔNG SỢ THẤT BẠI.

Chúng ta thường lỡ mất cơ hội tuyệt vời hay không nắm bắt cơ hội bởi vì lo lắng rằng mình sẽ khiến bản thân xấu hổ vì phạm sai lầm. Thiếu tự tin có thể định nghĩa cả cuộc đời, nếu bạn không cố gắng để khắc phục nó. Đáng buồn thay, nó cũng tác động mạnh mẽ đến mức độ bạn nói “nếu-thì sao” theo thời gian. Dưới đây là một vài cách để khắc phục nỗi sợ thất bại, nếu nghĩ nó đang kiềm hãm bạn trở thành người bạn muốn:

Biết rằng thất bại là cần thiết. Khi phạm sai lầm, chúng ta có thể đánh giá hành động và cải thiện phương pháp làm việc. Chúng ta trưởng thành và học hỏi thông qua thất bại. Mường tượng sự thành công. Một cách để vượt qua nỗi sợ thất bại là không ngừng tưởng tượng chính mình đang hoàn thành mục tiêu. Luôn kiên trì. Tiếp tục tiến về phía các mục tiêu bất chấp thất bại. Thường thì chúng ta sẽ đạt được ước mơ hoang đường nhất ngay lúc mà chúng ta đã dự định bỏ cuộc. Đừng để thất bại nhỏ khiến bạn đánh mất mục tiêu lớn hơn.

8. NGHĨ VỀ ĐIỀU BẠN LÀM KHI Ở MỘT MÌNH.

Những gì bạn làm với người khác sẽ tiết lộ nhiều về bạn, song điều bạn làm khi ở một mình cũng thế. Thông thường, chúng ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nhóm xã hội để suy nghĩ, hành động, và cảm nhận theo cách nào đó. Tuy nhiên, khi hoàn toàn một mình, chúng ta gần gũi với bản chất của mình – hầu như không bị ảnh hưởng từ xã hội.

Khi ở một mình, bạn dành thời gian như thế nào? Bạn không vui khi ở một mình? Bạn hài lòng? Bạn đọc sách trong yên lặng? Bạn chơi nhạc lớn và nhảy múa trước gương? Bạn mơ về những giấc mơ hoang đường? Nghĩ về những hoạt động đó và tìm hiểu chúng nói lên điều gì về bạn.

Bạn sẽ không tưởng tượng được bạn sẽ hạnh phúc như thế nào khi thấu hiểu rõ bản thân đâu. Việc hiểu hay không hiểu bản thân là một tùy chọn, bạn có thể chọn có hoặc không. Nhưng khi bạn từ chối hiểu bản thân mình, bạn cũng đã vô tình rời bỏ hạnh phúc.

Khi hiểu chính mình bạn sẽ biết cách yêu thương bản thân như thế nào. Nhớ nhé, tất cả phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Gốc rễ của sự thành công thực sự chính là quay về bên trong, hiểu chính mình. Muốn thay đổi, chuyển hóa bản thân cần quay về bên trong. Và Năng Đoạn Kim Cương chính là gốc rễ của trí tuệ – công cụ để bạn thấu hiểu chính mình và chuyển hóa từ bên trong để có thành công bên trong, thành công bên ngoài.

NGÀY HỘI NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG – TÁI SINH CHÍNH MÌNH: Cơ hội chỉ diễn ra một lần duy nhất để bạn quay về kết nối với chính mình từ bên trong, tìm về nguồn gốc thiêng liêng, từ đó đạt được sự thịnh vượng ở bên trong, lẫn bên ngoài

Đăng ký ngay tại đây

(Sưu tầm)