TÔN TRỌNG THẾ GIỚI QUAN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

Cuộc sống vốn là thế giới đa dạng, phong phú, đầy màu sắc và mỗi người là một cá thể độc lập với những quan điểm sống khác nhau. Vậy khó có thể bắt người khác giống mình về sở thích, thói quen, tính cách… Điều quan trọng là mỗi người phải biết chấp nhận và tôn trọng thế giới quan của người khác.

Tôn trọng thế giới quan giúp bạn có được cuộc sống chan hòa với mọi người và có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống
Tôn trọng thế giới quan giúp bạn có được cuộc sống chan hòa với mọi người và có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống.

Muốn có được suy nghĩ và hành xử đúng đắn, chúng ta cần biết chấp nhận sự khác biệt của thế giới quan, hướng đến một cách sống bao dung, rộng lượng. Điều đó giúp bạn có được cuộc sống chan hòa với mọi người và có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Chấp nhận sự khác nhau về thế giới quan có nghĩa là bạn đang tiến dần đến sự chín chắn, trưởng thành. Nếu bạn biết tôn trọng thế giới quan của người khác, tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống rồi sẽ mỉm cười với bạn. Tôn trọng sự khác biệt về thế giới quan không phải là bạn đã tự đánh mất mình, mà đó là văn hóa ứng xử cần phải có của mỗi người. Tôn trọng thế giới quan của người khác, bạn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi của mình.

Mỗi người đều có cách sống riêng của mình. Chúng ta không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài, vì đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất của một người. Sống tốt cuộc sống của mình, không kỳ thị, xoi mói, xâm phạm vào đời tư của người khác. Sống với thái độ kỳ thị, chỉ làm cho mối quan hệ của chúng ta ngày càng xấu đi. Ai cũng có một lẽ sống, một niềm tin, họ sống và suy nghĩ theo cách của mình. Chúng ta cần phải nhìn nhận và tôn trọng điều đó, không nên áp đặt, bắt họ sửa đổi theo ý muốn của mình. Chính sự khác biệt của mỗi người tạo nên một bức tranh đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải biết dung hòa và tôn trọng thế giới quan của mỗi người.

Chúng ta không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài, vì đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất của một người
Chúng ta không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài, vì đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất của một người

Cuộc sống luôn chứa đựng những điều tốt đẹp. Để cảm nhận được điều đó, chúng ta hãy dùng tấm lòng bao dung của mình, đồng thời gạt bỏ những suy nghĩ không tốt về người khác, quan tâm đến những điều tốt đẹp và sự tử tế của họ. Mỗi người có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng giá trị của người khác cũng chính là ta trân trọng chính mình. Vì vậy, ta không cần phải hạ thấp ai để khẳng định giá trị của bản thân.

Nếu chúng ta biết đón nhận sự khác biệt trong cuộc sống, mối quan hệ của chúng ta ngày càng được mở rộng và gần gũi nhau hơn. Mỗi người với một quan điểm sống, một trạng thái cảm xúc riêng sẽ điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống. Việc tôn trọng thế giới quan của người khác sẽ giúp bạn:

  • Có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống và yêu sự khác biệt.
  • Không so xét quá nhiều khả năng của mình với khả năng của người khác.
  • Cảm thấy con người thật đa dạng và luôn muốn hiểu, cũng như mở lòng làm bạn với tất cả mọi người – ở mọi tầng lớp xã hội.
  • Không còn đánh giá hay phán xét vội về ai đó.

Ví dụ: Anh thích ăn cay, tôi thích ăn mặn. Em thích búp bê tôi thích siêu nhân. Chị thích màu xanh tôi thích màu hồng. Anh yêu tôi nhưng tôi yêu người khác,…

Đây chính là những sự khác biệt trong cuộc sống mà chúng ta nên TÔN TRỌNG THẾ GIỚI QUAN của mỗi người, thay vì đả kích hay phán xét bất cứ một ai đó!
————-
Để thấu hiểu chính mình và người khác, giàu lòng yêu thương và biết sẻ chia với mọi người xung quanh, mời bạn tham khảo chương trình Năng Đoạn Kim Cương Chuyên Sâu cấp độ 1: OXYGEN MONEY. Chương trình đào tạo quốc tế, được giảng dạy ở 25 quốc gia và 35 thành phố trên thế giới. Học viên dễ dàng trong việc thực hành & ứng dụng những nguyên tắc trong chương trình chỉ với 15 phút mỗi ngày.