VÌ SAO LẠI XẢY RA MÂU THUẪN TRONG GIA ĐÌNH? GIẢI QUYẾT TẬN GỐC XUNG ĐỘT NHƯ THẾ NÀO?

Mâu thuẫn trong gia đình là điều tất yếu và có thể xảy ra trong bất kỳ gia đình nào. Điều quan trọng là khi mâu thuẫn xảy ra, ta biết cách xử lý và hoà giải êm thắm mọi việc. Điều này nói thì dễ nhưng làm lại không dễ chút nào. Sau đây hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao xảy ra mâu thuẫn trong gia đình để từ đó ta có cách giải quyết triệt để vấn đề này.

VÌ SAO LẠI XẢY RA MÂU THUẪN TRONG GIA ĐÌNH?

Xung đột trong gia đình có thể xảy ra giữa bố mẹ với con cái, giữa con cái với nhau hoặc giữa vợ và chồng. Ngoài ra, mâu thuẫn cũng có thể xảy ra với những người thân khác trong gia đình.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây xung đột gia đình được các chuyên gia tâm lý chỉ ra:

1. Thiếu sự chia sẻ và thấu hiểu

Chia sẻ và thấu hiểu là chìa khóa để duy trì và phát triển các mối quan hệ. Nếu các thành viên trong gia đình thiếu đi những yếu tố này, mối bất hòa sẽ dần xuất hiện và trở nên sâu sắc hơn. Thực tế, đây là nguyên nhân cốt lõi cho mọi bất hòa và mâu thuẫn trong gia đình chứ không phải là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc, tài chính hay khoảng cách giữa các thế hệ.

Nhiều gia đình cũng phải đối mặt với những vấn đề trên nhưng với sự thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm, các thành viên hoàn toàn không có xung đột. Ngược lại, ở những gia đình này, con cái luôn biết ơn bố mẹ, ngoan ngoãn và nỗ lực học tập. Vợ chồng thấu hiểu và cùng nhau cố gắng, đồng thời luôn dành sự tôn trọng và biết cách lắng nghe con cái.

Vì vậy, thiếu đi sự thấu hiểu chính là nguyên nhân cốt lõi của mọi vấn đề trong gia đình. Khi không có sự chia sẻ và thấu hiểu, mỗi người sẽ cố chấp giữ quan điểm của bản thân, không tiếp nhận và thay đổi trước lời khuyên của người khác. Nếu không được cải thiện, không khí gia đình sẽ trở nên nặng nề và tù túng.

2. Thiếu trách nhiệm

Ngoài việc thấu hiểu và chia sẻ, vô trách nhiệm cũng là nguyên nhân gây ra xung đột gia đình. Nhiều người nhầm tưởng chỉ có bố mẹ mới cần có trách nhiệm với con cái. Tuy nhiên, con cái cũng cần được giáo dục để ý thức về vai trò của gia đình và trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ.

Bố mẹ thể hiện trách nhiệm thông qua việc chăm sóc, nuôi dạy và làm việc để tạo ra thu nhập. Bên cạnh đó, con cái cũng cần thể hiện trách nhiệm bằng cách phụ giúp bố mẹ việc nhà, học hành chăm chỉ, rèn luyện bản thân và luôn thể hiện sự biết ơn đối với bậc sinh thành thông qua lời nói, hành động.

Thiếu trách nhiệm khiến mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẽo và dễ bị sứt mẻ. Con cái thiếu trách nhiệm thường bị bố mẹ la mắng, trách móc và dễ hình thành các hành vi chống đối. Trong khi đó, nếu bạn đời vô trách nhiệm, người còn lại sẽ cảm thấy nặng nề và áp lực với nhiều vấn đề phải xử lý.

Có thể nói, ngoài tình yêu thương, trách nhiệm là yếu tố quan trọng không kém đối với cuộc sống hôn nhân. Khi có trách nhiệm với gia đình, mỗi cá nhân sẽ ý thức được lời nói, hành vi của bản thân và nỗ lực hơn trong quá trình học tập, làm việc.

3. Không chung thủy

Xung đột trong gia đình cũng có thể liên quan đến việc bạn đời không chung thủy. Đối mặt với việc bạn đời ngoại tình, khó có ai duy trì được cuộc sống gia đình hạnh phúc như trước đây. Thực tế, nhiều người phụ nữ cố gắng nhẫn nhịn khi chồng ngoại tình để giữ hạnh phúc gia đình và mong muốn con cái lớn lên có đầy đủ bố mẹ.

Dù như vậy, xung đột cũng sẽ nhen nhóm thông qua lời nói lạnh nhạt và thái độ thờ ơ. Trong trường hợp này, xung đột không thể hiện rõ ràng thông qua lời nói và hành động. Tuy nhiên, bản thân người phụ nữ sẽ phải đối mặt với sự nặng nề, tù túng và mệt mỏi.

Trẻ nhỏ có thể không ý thức được mối bất hòa “vô hình” giữa bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ ở tuổi dậy thì trở lên sẽ tinh ý hơn và rất dễ nhận biết việc bố mẹ đang có vấn đề. Điều này ít nhiều cũng sẽ gây tổn thương và làm tăng sự nhạy cảm trong tâm lý của con. Ngoài những quy chuẩn đạo đức, ngoại tình còn bị lên án bởi những hậu quả nặng nề đối với đời sống gia đình và để lại tổn thương sâu sắc cho bạn đời lẫn con cái.

4. Bất đồng quan điểm trong cách sống

Giữa vợ chồng, bố mẹ – con cái và giữa anh chị em trong nhà rất dễ xảy ra xung đột nếu bất đồng quan điểm trong cách sống. Mỗi người sẽ có đặc điểm tính cách, cách nhìn nhận và tư duy riêng nên sẽ hình thành quan điểm sống khác biệt. Vì vậy, việc bất đồng về quan điểm sống là điều dễ hiểu.

5. Cách giáo dục con cái không đúng đắn

Giáo dục con cái không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột trong gia đình. Nếu bố mẹ quá nuông chiều con cái, con sẽ trở nên hư hỏng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm với gia đình và không tập trung cho việc học. Điều này sớm muộn cũng sẽ dẫn đến một loạt những hậu quả và gây ra xung đột giữa bố mẹ – con cái.

Ngoài ra, hà khắc quá mức với con cái cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn. Con cái cũng có nhu cầu được tôn trọng, quan tâm và chia sẻ. Việc bố mẹ quá nghiêm khắc và can thiệp thô bạo vào cuộc sống của con khiến con cảm thấy bí bách, ngột ngạt. Về lâu dài, giữa bố mẹ và con cái sẽ xảy ra xung đột. Nếu không khéo léo trong cách ứng xử, khoảng cách giữa con cái và bố mẹ sẽ trở nên xa cách hơn.

GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆU QUẢ?

1. Hãy giữ bình tĩnh

Khi mâu thuẫn đã xảy ra, người trong cuộc sẽ luôn cảm thấy lý lẽ của mình là đúng đắn. Nếu đó là mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu thì cảm giác của mẹ chồng sẽ là bực bội vì “Con dâu chẳng biết kính trọng người trên”; còn nàng dâu sẽ đi đến kết luận “Mẹ chồng thật vô lý và áp đặt người dưới”. Dù bạn ở trong vị thế nào, hãy luôn ghi lòng tạc dạ về phản ứng đầu tiên của bản thân là phải thật bình tĩnh nhằm tránh xảy ra những hối hận sau này khi cơn nóng giận ngút trời đã làm cho bạn “tung hê tất thảy” hay “muốn ra sao thì ra”.

2. Đánh giá mâu thuẫn

Thông thường, ít ai chịu khó bình tâm mà đánh giá mức độ thật sự của những mâu thuẫn gia đình. Hãy tự hỏi “Mâu thuẫn này có đáng để làm to chuyện?” hoặc “Liệu mình có để bụng chuyện cũ và phản ứng thái quá hay không?” Việc đánh giá thấu đáo các mâu thuẫn gia đình có khi còn giúp bạn “ngộ” ra những thiếu sót hoặc cảm nhận riêng tư của bản thân đã dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.

3. Lắng nghe bằng cả 2 tai

Đôi tai là nơi tiếp nhận những lời giải thích hoặc lý lẽ của người khác. Nếu bạn không chân thành lắng nghe đối phương bằng cả hai tai thì khả năng bạn sẽ tiếp tục ấm ức hoặc bực tức là rất cao. Khi chịu khó lắng nghe người khác, bạn sẽ hiểu được những khía cạnh khác của cùng một vấn đề từ góc nhìn của người đối diện. Khi đã nắm được lý do vì sao đôi bên có mâu thuẫn thì từ đó các giải pháp dung hoà hoặc giải quyết triệt để mâu thuẫn mới có cơ hội được góp mặt.

Khi chịu khó lắng nghe người khác, bạn sẽ hiểu được những khía cạnh khác của cùng một vấn đề từ góc nhìn của người đối diện

4. Hạ cái tôi để xin lỗi

Hai loại ngôn từ mà con người không muốn “phát ngôn” nhất chính là lời khen thật lòng và lời xin lỗi. Tuy nhiên, một người làm lỗi và biết xin lỗi sẽ còn được đánh giá cao hơn cả người không bao giờ mắc lỗi. Nếu người có lỗi là bạn, hãy dẹp qua hết những tự ái cá nhân hoặc sĩ diện bản thân mà gửi lời xin lỗi đến đối tượng. Ông Bà ta đã nói “Đánh kẻ chạy đi, chẳng ai đánh người chạy lại”. Do đó, một lời xin lỗi đúng lúc đúng việc sẽ là phương thuốc xoa dịu và giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.

5. Học cách quên

Một trong những phép ngừa mâu thuẫn hữu hiệu là bạn phải học cách quên đi những lỗi lầm cũng như xích mích trước đây với các thành viên khác. Thật vậy, việc cứ ôm khư khư những tức tối vì một mâu thuẫn nào đó trong quá khứ sẽ chỉ làm khổ bạn mà thôi. Trong cuộc sống bộn bề lo toan và đầy trăn trở, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nếu biết cách thả trôi đi những mối dây mâu thuẫn trong quá khứ để hướng đến một ngày mai vui tươi hơn.

6. “Tránh voi chẳng hổ mặt nào

Nếu đã thử mọi cách ở trên mà đối tượng vẫn “ngoan cố” không hiểu và tiêp tục gây sự với bạn, cách tốt nhất là bạn nên bỏ qua và xác định trong lòng rằng càng ít đụng chạm hoặc tiếp xúc với thành viên ấy càng tốt. Đừng e ngại khi bị gọi là “hèn” hoặc những tính từ tương tự. Xét cho cùng, chúng ta chỉ nên quan tâm đến những gì làm mình vui và bỏ qua những gì làm ta khó chịu, phải không bạn?

Mâu thuẫn nào rồi cũng sẽ có cách giải quyết ổn thoả nếu các thành viên thật lòng muốn tìm ra một giải pháp êm thấm và thoả mãn đôi bên. Chúc cho bạn cùng các thành viên trong gia đình sẽ ngày càng giảm thiểu mâu thuẫn và gia tăng hậu thuẫn hạnh phúc cho nhau.

7. Tham gia chương trình NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG: TÂM THỨC THÀNH CÔNG để dung hòa trong các mối quan hệ

Nếu bạn vẫn luôn đi tìm một nửa hoàn hảo, vẫn đang tìm cách để hòa hợp hơn trong mối quan hệ hiện tại, hay cố gắng chữa lành mối quan hệ trên bờ vực thẳm thì Năng Đoạn Kim Cương TÂM THỨC THÀNH CÔNG sẽ mang đến giải pháp cho bạn. Đây là chương trình sẽ giúp bạn gỡ rối được những VẤN ĐỀ CỐT LÕI của bạn xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, trong công việc và ngoài xã hội bằng cách quay trở về bên trong nhìn nhận rõ hơn về con người mình, đối mặt với những vấn đề mình gặp phải để chuyển hóa thực sự và đạt được sự bình an, thành công, chữa lành tâm hồn thực sự.

Một khoảnh khắc Thầy Nguyễn Công Bình tương tác cùng học viên trong khóa học offline

Chương trình đã có mặt trên 25 quốc gia và thay đổi hàng triệu người, và nếu như bạn đang có mặt ở đây thì đó là điều vô cùng may mắn, vì bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình tốt đẹp hơn cùng khóa học này.

với sứ mệnh lan tỏa sự tử tế đến hơn 95 triệu dân Việt Nam. DCI Việt Nam trợ duyên tới 20.000 công dân Việt Nam trong năm 2023 được tiếp cận tới trí tuệ tinh hoa của Năng Đoạn Kim Cương. Dành tặng 2.000 học bổng lên tới 97.5% – chương trình TÂM THỨC THÀNH CÔNG – Chuyển hóa bên trong, Thành công viên mãn.

Xem chi tiết học bổng tại đây