Thế nào là đắt, thế nào là rẻ? Giá trị của đồng tiền

Hiểu được giá trị của đồng tiền, chi tiền đúng giá trị nhận được, thẳng thắn và thoải mái để nói chuyện tiền bạc. Tại sao mình phải tích lũy tiền, động lực để làm việc đó đều đặn, thoải mái vui vẻ để tích lũy tiền thay vì chi tiêu vô tội vạ.

Thế nào là đắt, thế nào là rẻ? Giá trị của đồng tiền

1. Bạn bè khai trương hoặc ra mắt một sản phẩm mới, bạn không gửi hoa chúc mừng, order ủng hộ thì chê đắt rẻ 15-20 ngàn tìm chỗ khác order rẻ hơn. Tới lúc bạn cần người ta ủng hộ thì tất cả biến mất tăm. Bạn khôn hay bạn dại? 20K – giá trị của đồng tiền này, để mua một mối quan hệ là đắt hay rẻ? 20K để đánh mất một mối quan hệ là rẻ hay đắt?

Thế nào là đắt, thế nào là rẻ, hiểu đúng giá trị của đồng tiền
Thế nào là đắt, thế nào là rẻ, hãy hiểu đúng giá trị của đồng tiền

2. Bạn mua một đôi giày theo xu hướng nhưng khó kết hợp, 3-4 tuần là qua “trend”, chưa kể chất lượng không tốt đi thêm vài bữa là tróc sơn, bong keo, gót xiêu vẹo. Tủ giày của bạn có cả 10 đôi như thế. Trong khi một đôi tốt, bền, trang nhã có giá chỉ bằng 5 đôi. Bạn tưởng bạn mua được các món rẻ hời, nhưng thực ra bạn đang trả tiền khá đắt cho … không gì cả.

3. Bạn chê một cuốn sách trên 150K là đắt. Nhưng bạn quất vài ly nước toàn đá tuy rẻ hơn nhiều so với 1 cuốn sách nhưng cộng lại còn nhiều hơn một cuốn sách. Cuốn sách cho bạn thông tin – sức mạnh tiềm năng. Nước toàn đá thì cung cấp cho bạn sự thoả mãn tức thời nhưng nguy cơ cho răng, họng và lượng đường trong máu. Vậy với giá trị của đồng tiền 150K là đắt hay rẻ?

4. Có chỗ bán hàng có chương trình khuyến mại rẻ hơn 30 ngàn, bạn loay hoay ăn cắp giờ làm đăng ký các kiểu để mua rẻ hơn 30 ngàn. Món hàng không chỉ rẻ hơn 30 ngàn mà đắt hơn rất nhiều bởi thời gian của bạn bỏ ra, nguồn lực của công ty bị đánh cắp. Để được khuyến mại đó, cả bạn và công ty bạn làm đều bị trả đắt hơn. Hãy suy nghĩ về lực kiếm tiền của mình (ví dụ trung bình 1 giờ là bao nhiêu), làm sao để cải thiện và làm sao để giao việc cho người khác dù bạn chắc chắn sẽ phải trả tiền để giao việc.

5. Bạn nói bảo hiểm đóng tiền đắt thế. Thôi không đóng không mua, mua tiêu sản khác như quần áo, giày dép, đồ dùng thừa mứa cho vui. Tới khi đụng chuyện liên quan tới sức khoẻ, hoá đơn thanh toán chăm sóc sức khoẻ, viện phí nhìn vào đã chóng mặt muốn xỉu. Tới lúc đó mới hiểu phí đóng bảo hiểm kia là quá rẻ! Sự thờ ơ vô trách nhiệm của bản thân với bản thân mới là đắt nhất.

6. Mùa khuyến mại, bạn mua thật nhiều thật nhiều mỹ phẩm, giá rẻ quá, tiện tay bỏ vào giỏ, tiện tay hốt hết, hời quá hời mà! Rồi năm tháng qua đi, hết hạn sử dụng, vô số chai hũ chưa khui, chưa xịt. Tưởng rẻ hoá ra lại đắt vì ném hết tiền vào thùng rác rồi còn đâu!

7. Lâu rồi bạn chẳng học thêm khoá học nào để nâng cấp bản thân và tăng hiệu quả công việc. Bạn thấy không cần thiết. Bạn tiết kiệm được 1 khoản. Rất tốt. Nhưng hãy hỏi người đi học về và họ ước: giá chi được học trước cả 10 năm. Khoá học rẻ đúng bằng tiền học phí. Khoá học đắt bằng những năm tháng chưa được khai sáng.

Khoá học nào để nâng cấp bản thân và tăng hiệu quả công việc
Khoá học nào để nâng cấp bản thân và tăng hiệu quả công việc

8. Đồ tha về nhà mà ít dùng: Rẻ là số tiền đã bỏ ra mua. Đắt là không gian sống và thở đã bị thu hẹp (đồ đạc chiếm hết không gian sống rồi còn đâu). Chưa kể tiền dùng cho tiêu sản 1 đồng, thì tiền dành dụm, giữ đó cho tự do lại bị thu hẹp mất 1 đồng. Tự do là đáng quý, sức khoẻ là vô giá!

9. Mua vé máy bay giá rẻ, bạn tính loại rẻ nhất mà không tính tới hạn mức hành lý (xách tay, ký gửi). Rẻ là tiền mua hành lý ngay từ đầu, đắt là tiền hành lý lố ký phải đóng thêm ở sân bay, sự bực bội “bốc hoả” của bản thân, cãi vã vô lý (ngang như cua) với nhân viên làm thủ tục hàng không.

10. Rẻ là sự chăm sóc khách hàng tận tình một cách nhanh nhẹn, chủ động. Đắt là lằng nhằng yêu cầu này nọ lòng vòng, bắt khách hàng phải trải nghiệm dịch vụ sau-khi-mua không ra gì và mất luôn khách hàng đó.

Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân – Năng đoạn kim cương (DCI) cấp độ 1: Oxygen Money

Chúng ta được dạy rất nhiều về cách kiếm tiền, nhưng lại không hề được dạy về cách tiêu tiền, chúng ta chi tiêu theo cảm xúc, thói quen, sự tác động của truyền thông, quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, những người xung quanh và dẫn đến hậu quả là vừa mua lại thấy tiếc, mua rồi lại không xài, tiền mà chúng ta làm việc vất vả lại bị mém ra ngoài cửa sổ. Những đồng tiền chúng ta vất vả cực khổ làm ra, hãy trả cho chính mình đầu tiên, hãy giữ lại và tìm cách để nó sinh sôi nảy nở sao cho đúng giá trị của đồng tiền, để nó đem lại tự do cho chúng ta về sau này.

Bạn không biết làm để giữ lại tiền thay vì tiêu xài phung phí, ban không biết làm sao tiền của mình nó sinh sôi nảy nở để phục vụ cho mình sau này? Hãy đến với buổi học Năng Đoạn Kim Cương (DCI) cấp độ 1: “Oxygen Money”. Một khóa học giúp bạn có kế hoạch tài chính để chuẩn bị cho những cột mốc cuộc đời và trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào mà một người có mức lương bình thường có thể tiết kiệm và có mức sống dư dả?”.