KHAI PHÁ SỰ TỰ TIN CỦA TRẺ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Quan điểm “vấp ngã là điều cần thiết để trẻ rèn luyện sự tự tin và tính kiên trì” đã trở nên quá quen thuộc khi nói đến cách nuôi dạy con. Thế nhưng, việc để trẻ gặp phải thất bại nhiều lần mà không có sự khích lệ từ phụ huynh sẽ khiến chúng bất mãn về bản thân, từ đó luôn cảm thấy tự ti thay vì tự tin. Để rèn luyện sự tự tin của trẻ cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu được rằng mình có thể đứng dậy, làm lại từ đầu và sẽ đạt được thành công. Để đạt được điều này, trẻ cần phải trải qua cảm giác thành công và sự động viên to lớn từ cha mẹ.

Chúng ta học từ những thử thách và học được nhiều hơn khi vượt qua thử thách đó thành công. Điều này tạo nên động lực khiến chúng ta tiếp tục chinh phục các khó khăn khác. Trẻ con cũng thế. Nếu gặt hái được thành công, trẻ sẽ được tiếp thêm ý chí tiếp tục phấn đấu; ngược lại việc gặp thất bại liên tục sẽ dẫn đến cảm giác tự ti và muốn từ bỏ mọi thứ.

Việc bố mẹ quá bảo bọc con sẽ khiến trẻ thiếu tự tin do không học được cách tự giải quyết các vấn đề cá nhân. Để rèn luyện sự tự tin của trẻ đòi hỏi cha mẹ phải học cách cân bằng giữa sự bảo vệ con khi cần thiết và tạo ra không gian để con tự do quyết định.

Đừng kiểm soát, hãy là bạn đồng hành bên con

Bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng vượt qua các tình huống khó khăn nhưng chính trẻ phải là người tự giải quyết vấn đề. Bố mẹ chỉ nên là bạn đồng hành để trẻ có được sự tự do và chủ động phát triển. Việc bạn “nhúng tay” quá nhiều vào việc của trẻ nghĩa là bạn đang lấy đi cơ hội để con tự khẳng định khả năng của mình.

Việc bạn “nhúng tay” quá nhiều vào việc của trẻ nghĩa là bạn đang lấy đi cơ hội để con tự khẳng định khả năng của mình
Việc bạn “nhúng tay” quá nhiều vào việc của trẻ nghĩa là bạn đang lấy đi cơ hội để con tự khẳng định khả năng của mình.

Để con là người quyết định vấn đề của mình

Hãy kiềm chế bản năng bảo vệ con – điều này không có nghĩa là bạn bỏ mặc trẻ, mà hãy kiên nhẫn quan sát, mỉm cười động viên và sẵn sàng hỗ trợ khi con cần.

Ví dụ khi nhìn thấy trẻ đang leo cầu thang cao hoặc chạy nhanh trong sân chơi sẽ khiến bạn có cảm giác lo lắng. Bạn muốn bảo vệ trẻ nên cứ liên tục nhắc trẻ cần phải làm gì nhưng đó là lúc bạn đang giới hạn khả năng của trẻ. Điều bạn nên làm lúc này là quan sát, đảm bảo bảo con mình được an toàn và động viên “Mẹ biết con làm được nhưng hãy cẩn thận nhé!” (Nếu trẻ ngã, bạn có thể đỡ trẻ và động viên trẻ tiếp tục)

Xem thêm bài viết: 5 điều không được làm với cha mẹ, làm con phải nhớ

Giúp trẻ tự tin khi làm việc vừa sức

Một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu về phát triển cảm xúc đặt tên là “làm giá đỡ”, chỉ việc bố mẹ hướng dẫn cho con cách thức để thực hiện một việc gì đó bằng hành dộng hoặc lời nói, thay vì làm thay trẻ. Việc này không chỉ giúp con bạn sớm thực hiện được điều mình muốn mà còn có thêm tự tin hoàn thành nhiều việc khác. Hơn thế nữa, con bạn cũng sẽ cảm nhận được bố mẹ luôn sẵn sàng bên cạnh.

Trang bị kiến thức đủ giúp con không nản chí

Hãy chuẩn bị cho trẻ tâm thế: muốn làm được điều mình muốn sẽ không dễ dàng. Thay vì đợi đến lúc té đau, hãy giúp trẻ tìm hiểu rằng có thể việc đó không thành công ngay lần đầu nhưng sẽ có cách giúp con hạn chế thất bại (trong việc học đàn, hay tự xếp mô hình đồ chơi), thông qua đọc sách, đọc các chỉ dẫn, xem phim ảnh…

Hãy cùng trẻ tìm hiểu và thực hành theo từng bước nhỏ để hoàn thành việc mình muốn
Hãy cùng trẻ tìm hiểu và thực hành theo từng bước nhỏ để hoàn thành việc mình muốn

Tuy nhiên, bố mẹ cần cho trẻ tìm hiểu vừa phải, không bị “bội thực” thông tin trước khi thực hành, vì sẽ dẫn đến trường hợp trẻ cảm thấy quá sức của mình và không muốn làm gì nữa vì có quá nhiều đòi hỏi. Hãy cùng trẻ tìm hiểu và thực hành theo từng bước nhỏ để hoàn thành việc mình muốn.

Liên tục động viên và dạy trẻ cách suy nghĩ lạc quan

Bất kỳ ai cũng muốn được động viên. Đối với trẻ con, sự khích lệ của bố mẹ không chỉ tạo tâm lý tích cực mà còn là “tiếng nói nội tâm” để trẻ tự động viên mình, ngay cả khi đã trưởng thành. Hãy mách nhỏ cho trẻ câu “thần chú” để tự nhắc nhở mình không nản chí trong những tình huống khó khăn, như “Có khó khăn thì con mới phải cần cố gắng!”, “Nếu không thành công, thì hãy thử lại lần nữa và làm tốt hơn!”. Chẳng hạn, khi con bạn đánh sai nhịp một bài nhạc, trẻ có thể tự nhủ “mình làm được mà” để cảm thấy thoải mái tiếp tục cho đến khi đúng nhịp. Ngược lại, nếu nghe toàn những chỉ trích sẽ khiến trẻ tự trách mình và thất vọng hơn.

Hãy giải thích và bày tỏ sự đồng cảm

Nếu chỉ khen một cách chung chung như “Giỏi lắm!” trẻ chỉ hiểu bố mẹ đang hài lòng mà không biết mình đã làm tốt việc gì, tại sao tốt, lâu ngày sẽ dẫn đến việc trẻ phụ thuộc vào lời khen bên ngoài mà không phát triển được điều mình đã làm tốt. Hãy kiên nhẫn dành thêm thời gian giải thích kết quả tốt mà con đã hoàn thành để trẻ có thể tự đánh giá được khả năng của mình, từ đó tự tin hơn. Lời giải thích kèm sự động viên sẽ hiệu quả hơn một lời khen đơn thuần. Ví dụ như “Mẹ biết con đàn hay vì phải đã luyện tập rất chăm chỉ. Con có thấy vui khi đàn hết cả bài nhạc khó này không?”

Hãy bình tĩnh khi bé hoang mang

Khi trẻ cảm giác hoang mang, buồn chán thì việc tìm kiếm sự đồng cảm từ bố mẹ là điều dễ hiểu. Và cảm giác mà con đang đối mặt là một phần tất yếu giúp trẻ trưởng thành. Thế nên, đừng vội tìm cách loại bỏ cảm giác lo lắng ấy mà hãy nhẹ nhàng trò chuyện và thấu hiểu tâm trạng của bé, như “Mẹ biết điều này rất khó…”, “Thất vọng là chuyện bình thường mà con” hay “Không phải lúc nào mọi điều cũng theo ý mình muốn”. Trẻ có thể khóc và ủ rủ cả ngày vì một vấp ngã nào đó, nhưng nếu có người sẵn sàng thấu hiểu, trẻ sẽ có thêm dộng lực để tiếp tục vào ngày hôm sau. Đó chính là chìa khóa để tạo nên sự tự tin của trẻ.

Trao niềm tin trẻ có thể làm điều to lớn

Khi làm được một điều khó hơn sức mình, trẻ sẽ cảm thấy như mình có thể làm được tất cả mọi thứ. Ví dụ như, bạn nghe trẻ reo vang “Con biết bắt ghế để bật công tắc đèn cho cả căn phòng” thì đừng tiếc lời động viên khen ngợi để con tự tin và có thể làm được những điều lớn hơn.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mục tiêu của việc giúp con tự tin khi còn nhỏ chính là chuẩn bị cho trẻ một cuộc sống độc lập khi lớn lên. Thành công hay không phụ thuộc vào việc bạn đủ tỉnh táo để kiềm chế bản năng bảo vệ con và hiểu điều gì sẽ tốt cho trẻ. Bạn có thể tham khảo chương trình Năng Đoạn Kim Cương Chuyên Sâu cấp độ 1 để biết những triết lý giáo dục, phương pháp nuôi dạy con đúng đắn và hiệu quả.