ỨNG DỤNG 6 BÍ KÍP BÁN HÀNG CỦA DCI ĐỂ TĂNG DOANH SỐ THẦN TỐC

Bất cứ một chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Cái đích của những chiến lược đó chính là doanh thu cao và mang lại giá trị cho cộng đồng. Đã có hơn 1000 chủ doanh nghiệp quyết định tham gia chương trình SUPER SALE do DCI VIỆT NAM tổ chức với mong muốn tăng tốc doanh thu một cách nhanh chóng. Chương trình này đã giúp họ có tư duy đúng đắn về bán hàng, loại bỏ những sai lầm trước đây bằng cách xây dựng mô hình kinh doanh – bán hàng dựa trên giá trị cốt lõi là SỰ TỬ TẾ. Dưới đây là 6 bí kíp bán hàng của DCI để giúp chủ doanh nghiệp tăng doanh số, hãy cùng khám phá nhé!

1. Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ

Đối với người bán hàng trước hết phải hiểu rõ tường tận sản phẩm của mình đang bán, nắm vững những tính năng ưu việt, cũng như yếu kém của sản phẩm mình. Phải nghiên cứu hiểu rõ sản phẩm của đối thủ để có thể so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm cùng lọai của những đối thủ cạnh tranh. Không chỉ có vậy, người bán hàng còn phải tự nỗ lực nâng cao sự hiểu biết, kiến thức chuyên ngành qua sách báo, hội thảo, các khóa đào tạo, hội nghị khách hàng,…

2. Nhận diện chân dung khách hàng mục tiêu

Khi bán một loại sản phẩm bất kỳ, nhận diện chân dung khách hàng mục tiêu chính là thao tác quan trọng và cần thiết để từ đó có cách tiếp cận và áp dụng phương thức bán hàng phù hợp. Khách hàng được phân làm nhiều nhóm như: khách hàng (KH) trầm tư, KH lịch sự, KH nhút nhát, KH phóng khoáng, KH đa nghi, KH chủ động, KH kỹ tính, KH nóng tính, KH do dự,…

Phân loại khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các nhà bán hàng chuyên nghiệp
Phân loại khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các nhà bán hàng chuyên nghiệp

Khi nắm bắt được nhóm khách hàng chúng ta sẽ có những chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả tạo sự khác biệt trong nhu cầu và mang lại những trải nghiệm hài lòng nhất cho họ. Phân loại khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các nhà bán hàng chuyên nghiệp.

3. Tạo lập và xây dựng niềm tin khách hàng

Trên thực tế, hầu hết các nhân viên bán hàng vì chạy theo doanh số, đáp ứng các yêu cầu của công việc mà thường bỏ qua việc quan tâm và thấu hiểu khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng ở khách hàng, khiến cho họ cảm thấy không còn hứng thú với sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Thay vì như vậy, bạn có thể tham khảo cách bán hàng của DCI chính là tạo lập và xây dựng niềm tin nơi khách hàng của mình thông qua những lời khuyên chân thực và đúng đắn dành cho họ. Có thể điều này sẽ khiến họ cân nhắc và tốn nhiều thời gian hơn khi lựa chọn dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy doanh nghiệp của bạn rất đáng để tin cậy. Đây chính là một trong những yếu tố đem đến lợi ích về lâu về dài cho doanh nghiệp.

4. Mở rộng và tạo dựng các mối quan hệ trong công việc

Để bán hàng thuận lợi, việc giao lưu, mở rộng các mối quan hệ trong giới rất quan trọng. Có thể thông qua việc kết bạn để nắm bắt cơ hội quảng bá sản phẩm của bản thân. Ví dụ như khi kết bạn với người có sức ảnh hưởng, sản phẩm của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn, độ uy tín của sản phẩm sẽ cao hơn.

Để bán hàng thuận lợi, việc giao lưu, mở rộng các mối quan hệ trong giới rất quan trọng
Để bán hàng thuận lợi, việc giao lưu, mở rộng các mối quan hệ trong giới rất quan trọng

Bên cạnh đó, trước khi nói chuyện làm ăn, bạn hãy làm thân với khách hàng bằng cách nghiên cứu về khách hàng xem giữa họ và bạn có điểm chung nào không, công ty của họ gần đây có xuất hiện trên mặt báo hay không để kéo dài cuộc nói chuyện và tạo mối quan hệ thân thiết.

5. Tử tế với khách hàng bằng cách đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua

Tử tế với khách hàng không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin đúng sự thật về sản phẩm, dịch vụ mà còn phải giúp họ đạt được lợi ích tốt nhất. Đừng cố gắng, bất chấp mọi thủ đoạn để bán được hàng mà hãy làm sao để khách hàng tự nguyện mua hàng của bạn một cách vui vẻ.

Việc làm mọi cách để bán được hàng cho khách là một trong những sai lầm thường gặp khi mới bắt đầu kinh doanh. Khách hàng thường chỉ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn khi họ thích thú hoặc có nhu cầu. Quá trình trao đổi giữa 2 bên sẽ giúp họ hiểu hơn về những điều còn thắc mắc.

Vì thế, bạn nên tư vấn nhiệt tình và giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định hơn là việc bạn cố gắng lôi kéo họ phải mua. Trước hết, nhu cầu của khách hàng phải được ưu tiên, sau đó gợi ý cho khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ phù hợp. Khi khách hàng có sự trải nghiệm thoải mái và được phục vụ tốt tại doanh nghiệp của bạn, họ sẽ thường xuyên quay trở lại để tiếp tục ủng hộ. Làm tốt việc này giúp doanh nghiệp ghi điểm trong lòng người dùng với sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và thậm chí có thể tạo hiệu ứng marketing truyền miệng, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm với chi phí 0 đồng.

6. Ứng dụng 6 lớp vỏ củ hành trong bán hàng của DCI

Để tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp, không thể không ứng dụng triết lý 6 lớp vỏ củ hành, bao gồm:

· Lớp thứ nhất – Bán hàng bằng vật chất

Bán hàng bằng vật chất sẽ đánh vào lòng tham của khách hàng để thu hút những đối tượng khách hàng thích mua hàng giá rẻ, giảm giá thường phù hợp với sản phẩm có giá trị thấp. Đối với tầng lớp khách hàng này chúng ta áp dụng phương pháp khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi, combo để thu hút, kích thích hành vi mua hàng của họ.

· Lớp thứ 2: Bán hàng bằng cảm xúc

Bán hàng bằng cảm xúc là đánh vào lòng si mê sản phẩm của khách hàng. Đối với nhóm khách hàng này, người bán hàng phải có cách tiếp cận thực sự khéo léo và tinh tế vì nếu làm họ phật lòng thì họ sẽ không mua và lan truyền sự tiêu cực này đến nhiều khách hàng khác. Phương pháp bán hàng phù hợp cho đối tượng khách hàng này là tạo sự gấp rút, tạo sự khan hiếm về thời gian, ưu đãi thẻ thành viên, quảng cáo ưu điểm sản phẩm.

· Lớp thứ 3: Sản phẩm thực sự phải có giá trị thật giúp thay đổi cuộc sống của khách hàng

Đây là nhóm khách hàng chỉ quan tâm giá trị thật sự của sản phẩm sẽ cải thiện hoặc thay đổi cuộc sống họ như thế nào. Để kích thích hành vi cho đối tượng khách hàng này, người bán hàng hãy bán lợi ích chứ đừng bán đặc điểm sản phẩm, nêu rõ ưu điểm nổi trội so với những sản phẩm khác trên thị trường, không quảng cáo nói quá mà hãy để họ tự trải nghiệm và cảm nhận. Nhóm khách hàng này sẽ có hành vi tái mua khá cao, hiệu ứng lan truyền “hữu xạ tự nhiên hương” mạnh phù hợp để tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp.

· Lớp thứ 4: Bán hàng bằng tri thức với sự tự hào

Bán hàng bằng tri thức, tập trung vào niềm tự hào cá nhân phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng giàu có và trung thành. Hãy cung cấp cho họ kiến thức khoa học của sản phẩm, sự khác biệt, cá nhân hóa, hàng độc đáo và tạo nên đẳng cấp của họ khi sử dụng sản phẩm ấy.

· Lớp thứ 5: Bán hàng bằng quy luật Nhân Quả

Ứng dụng quy luật Nhân Quả trong DCI vào bán hàng tức là tập trung vào gieo hạt bằng cách tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong công việc và cuộc sống (nằm trong giới hạn và khả năng cho phép) để thu hút khách hàng theo hạt giống của mình. Phương pháp để thực hiện được điều này chính là ứng dụng 4STEPS, biến khách hàng thành người thân, họ sẽ giới thiệu thêm khách hàng cho chúng ta. Sau khi họ cảm nhận được sự tử tế và lòng chân thành sẽ mua sản phẩm vô điều kiện giúp thúc đẩy doanh số cho nhà bán hàng.

Xem thêm bài viết: Luật Nhân- Quả là gì? Ứng dụng luật nhân quả để thành công

· Lớp thứ 6: Không còn bán hàng mà chỉ còn sự thấu cảm, từ bi

Lớp vỏ củ hành cuối cùng trong bí kíp bán hàng của DCI là BÁN NHƯ KHÔNG BÁN, đánh vào nhóm khách hàng có mục đích sống là sự cho đi, mong muốn giúp đỡ người khác, gieo trồng những hạt giống tốt đẹp, lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng. Phương pháp bán hàng hiệu quả cho đối tượng khách hàng này là hãy giúp đỡ họ vô điều kiện, không thương lượng về giá cả, không cạnh tranh, phải hiểu và ứng dụng quy luật Nhân Quả, Gieo Hạt khi tiếp xúc với họ.

Trên đây là 6 bí kíp bán hàng của DCI VIỆT NAM giúp các doanh nghiệp có thể áp dụng và tăng tốc doanh thu của mình. Dù phát triển như thế nào cũng cần hướng đến cái tâm xứng với cái tầm và không ngừng đổi mới cũng như cập nhật kiến thức mới để phù hợp vơi đặc thù kinh doanh của ngành nghề nói chung và môi trường doanh nghiệp nói riêng.